Tuesday, October 7, 2014

Kỹ năng ứng phó khi máy bay gặp sự cố.

Trong cuộc sống có rất nhiều biến cố mà chúng ta không thể lường trước được, vấn đề là chúng ta đã chuẩn bị những gì để vượt qua các thời điểm đó. Bài viết này gởi tới các bạn những điều tưởng như đơn giản nhưng được rút ra từ cuộc sống mà các chuyên gia đã đúc kết lại. Nếu bạn nhớ được những hướng dẫn này, bạn vẫn còn cơ hội được sống sót khi máy bay xảy ra tai nạn.

Trong một tai nạn hàng không, tử vong không chỉ xảy ra khi máy bay lao xuống đất mà còn thường do nạn nhân hít phải khói độc hoặc bị lửa bủa vây khi không thể nhanh chóng thoát khỏi máy bay. Chìa khóa để sống sót trong tai nạn hàng không là vẫn tỉnh táo trong 'khoảnh khắc vàng' - 90 giây ngay sau tác động (va chạm mạnh, rơi nổ…). Bạn có thể thực hiện các bước để tự bảo vệ mình trong trường hợp xảy ra sự cố:

1. Phải luôn giữ tâm lý bình tĩnh.

Bạn phải giữ tâm lý bình tĩnh, không được hoang mang lo sợ quá mức nếu lỡ rơi vào trường hợp máy bay bị sợ cố. Hoang mang lo sợ chỉ làm bạn tốn thời gian thêm mà thôi. Trong hoàn cảnh đó bạn cần phải bình tĩnh làm theo các chỉ dẫn của tiếp viên hàng không. Chẳng hạn nếu bạn không ổn định chổ ngồi thì trong tình huống bình thường là máy bay rung lắc hoặc rơi tự do trong vùng nhiễu động cũng đủ khiến bạn gặp sự cố rồi. Đây chính là lý do hãy luôn thật bình tĩnh khi gặp phải sự cố. Theo chia sẻ của một phi công: kinh nghiệm sống sót của mình trong vụ máy bay rơi vì rụng cánh ở Anh vừa qua, đó là giữ bình tĩnh ngay cả trong những tình huống nguy hiểm nhất.

2. Phải luôn thắt dây an toàn.

Thắt dây an toàn cũng như đội mũ bảo hiểm trên xe máy. Bạn phải buộc làm để bảo đảm an toàn cho bạn. Khi bạn thắt dây an toàn. Nó sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những va đập dẫn đến bất tỉnh khi máy bay rung lắc. Chưa kể việc thắt dây an toàn còn giúp bạn nâng cao tỷ lệ sống sót nếu máy bay rơi, ngay cả trong lúc ngủ. Do đó luôn luôn tự giác thắt dây an toàn và ngồi đúng cách khi đi máy bay.

3. Phải luôn ghi nhớ những hướng dẫn của các tiếp viên.

Lúc lên máy bay, bạn sẽ được các tiếp viên hướng dẫn bạn cách thoát hiểm cũng như tờ rơi sau ghế. Đại đa số hành khách thường không quan tâm những hướng dẫn từ tiếp viên hành không. Có thể bạn không cần phải nghe hết, nhưng bạn nhất định phải nghe rõ vị trí mặt nạ dưỡng khí, áo phao và vị trí cửa thoát hiểm gần nhất... Đây chính là đường sống, cơ hội sống sót của bạn. Lỡ khi gặp sự cố bạn không biết nó ở đâu thì xem như cơ hội sống sót của bạn đã bị giảm rất cao vì khi đó rất hỗn loạn. Khó có cơ hội để bạn đi tìm được những vật phẩm cứu sinh.

4. Hãy ngồi ở tư thế an toàn.

Những tưởng như tư thế ngồi sẽ không ảnh hưởng nhiều gì. Nhưng sự thật, với một tư thế ngồi an toàn bạn sẽ tránh được những chấn thương không mong muốn khi tai nạn máy bay xảy ra. Một trong số đó là tư thế gập người sát đầu gối. Trong trường hợp ghế bạn ngồi không đủ rộng, hãy bám và dựa sát vào thành sau của ghế trước, đặt chân thẳng trên sàn máy bay và hành lý xách tay phía dưới ghế ngồi phía trước để tạo thành một cái đệm giảm va đập chân với ghế. Luôn đảm bảo rằng không có những vật cứng và nhọn trong người bạn như bút chì, và giữ vững tư thế an toàn cho đến khi máy bay ổn định.

5. Tránh ngạt khói.

Mặt nạ dưỡng khí được trang bị máy bay không phải để cho vui. Chẳng hạn khi chẳng may tai nạn xảy ra và bạn không may hít phải khói trong vòng 15 giây: Nó cũng đủ khiến bạn bất tỉnh. Khi rơi tình huống đó bạn hãy lấy ngay mặt nạ dưỡng khí khi có thể và đeo lên mặt.

Trường hợp xấu nhất nếu không còn mặt nạ dưỡng khí hay bạn không nhanh tay lấy kịp, bạn hãy tìm mọi thứ có thể tẩm ướt để che mũi và miệng của mình, như khăn tay hoặc miếng vải lót ghế phía sau đầu.

6. Không cố mang theo hành lý.

Mạng người là quý nhất. Lỡ có máy bay gặp tai nạn, cho dù trong hành lý của bạn chứa nhiều đồ có giá trị quan trọng... nhưng ở vào tình huống đó, nếu bạn cố lấy hành lý sẽ khiến bạn chậm trễ, cản trở đường thoát của người khác. Hãy bỏ hành lý để thoát khi có sự cố. bởi không có gì không thể kiếm lại được trừ mạng sống của con người.

7. Không chen lấn, xô đẩy

Những hành động xô đẩy, chen lấn sẽ không giúp bạn thoát thân nhanh hơn khỏi máy bay gặp nạn. Thậm chí hành động đó còn khiến tình trạng trở nên hỗn loạn và tồi tệ hơn. Khi ranh giới sống còn mong manh, lúc đó sức mạnh của con người cố để sống thì sức mạnh sinh tồn sẽ khiến con người rất mạnh và những hành động xô đẩy có thể khiến chính bạn bị người khác hạ đo ván.

8. Thời gian là vàng

Tận dụng tối đa thời gian bạn có được. Càng thoát ra nhanh khỏi máy bay khi máy bay gặp cố thì sẽ giúp bạn tăng khả năng sống sót. Do đó hãy luôn thật nhanh nhẹn và làm lời các tiếp viên hành không khi xảy ra sự cố. Đây là thời gian vàng cho việc thoát thân khi máy bay gặp tai nạn thường chỉ kéo dài tối đa khoảng 2 phút.

9. Lựa chọn chỗ đáp khôn ngoan

Khi phải rơi từ trên không xuống thì nước là địa điểm dễ chịu nhất để bạn đáp xuống do nước sẽ giúp giảm bớt tốc độ rơi. Tuy nhiên nước phải có sâu ít nhất 4m và bạn cần tránh lao ở tư thế úp mặt hoặc nằm ngửa - Ở tư thế và tốc độ rơi này, nước sẽ trở thành bê tông. Tốt nhất cần bình tĩnh cho những đầu ngón chân xuống trước (tư thế người duỗi thẳng, tay che mặt).

Nếu không thể tìm thấy vùng nước nào xung quanh, hãy nhắm điểm rơi đến những tán cây, mái nhà tôn hay thùng xe tải lớn. Điều này sẽ làm cho lực rơi phân bố ra những cấu trúc không quá cứng ở xung quanh, giúp bạn tránh được những tổn thương nghiêm trọng. Ngay sau đó hãy cố gắng tránh xa đống đổ nát khoảng 150 m để tránh trường hợp máy bay phát nổ và chờ cứu hộ.

10. Thang trượt thoát hiểm.

Sử dụng phao trượt thoát hiểm trong khi lửa và khói đang đuổi theo bạn không hề dễ dàng, đặc biệt là nếu bạn đang mặc trang phục không hợp lý. Bạn phải cởi giày cao gót trước khi sử dụng phao, gót giày nhọn có thể đâm thủng phao, giết chết cơ hội sống còn của bạn và những người còn lại đấy.

Theo tạp chí Popular Mechanics năm 2007, đuôi máy bay là khu vực ngồi an toàn nhất. Trong các vụ tai nạn hàng không, tỉ lệ sống sót của những hành khách ngồi đuôi là 69% hơn hẳn 56% ở cánh và 49% ở đầu máy bay.

Vậy nhưng đừng sợ hãi khi phải đi máy bay: trong khi một số người đặt câu hỏi về sự an toàn của hàng không thương mại qua các tai nạn hàng không thì các thống kê về an toàn vẫn được giữ vững.

Chắc chắn rằng: bạn bay trên một máy bay thương mại thì an toàn hơn là tự mình lái xe đến cửa hàng tạp hóa. Theo thống kê, xác suất xảy ra tai nạn của hàng không ngày nay thấp tương đương với xác suất tai nạn khi bạn đi thang máy.

Tuy vậy ngành công nghiệp hàng không vẫn không thể giậm chân tại chỗ. Thông qua việc giáo dục hành khách, cải thiện tiêu chuẩn an toàn và ứng dụng công nghệ mới, ngành hàng không dân dụng vẫn nỗ lực nhằm nâng độ an toàn đến mức cao nhất. Hướng đến mục tiêu này, một quy định mới của FAA có hiệu lực vào tháng 10.2011 đòi hỏi kết cấu khung máy bay và chỗ ngồi tất cả các máy bay thương mại mới sản xuất khi bay tại Mỹ phải an toàn, chịu được một lực tác động mạnh lên đến 16G (gấp 16 lần lực hấp dẫn của trái đất), nâng cấp từ chuẩn 9G đã có từ năm 1950.

Một trong những công nghệ được các hãng hàng không thực hiện theo quy định nhằm cải thiện an toàn cho ghế ngồi do AmSafe phát triển lần đầu tiên, đó là việc trang bị túi khí. Nói một cách chính xác, đó là một túi khí nằm gọn trong đai an toàn. Khi có lực tác động, túi khí sẽ bung ra trong vòng chưa đến 90 phần nghìn giây và lấp đầy khoảng trống trước mặt, nhằm bảo vệ đầu và thân của hành khách. Túi khí an toàn hàng không được thiết kế để chống lại chấn thương ở đầu; và nếu còn tỉnh, khách sẽ có thêm cơ hội sơ tán khỏi máy bay cách an toàn.

Vậy là bạn đã nắm rõ những điều cần nhớ khi lên máy bay rồi đúng không? Mình chúc bạn thượng lộ bình an.

Du lịch, GO!