(DVO) - Tổ đình Linh Sơn Thiền tự là một trong những chùa cổ ở Bình Định. Hiện còn hai câu đối do Chúa Nguyễn Phúc Khoát, Quốc chủ Từ Tế Đạo Nhân Ngự Đề: Hoàng cực vô cương/Nam thiên giữa tây thiên/Tứ thời trường lạc/Long đồ hữu vĩnh/Vương quốc đồng phật quốc/Vạn cổ giai xuân. Trải qua thời gian và ảnh hưởng bởi chiến tranh mà hai biển ngự đề trên đã hư hại, trụ trì Thích Đồng Tuệ hiện đã cho phục chế.
Ngoài hai liễn đối trên thì chùa còn giữ đại hồng chung đúc năm 1804 mang nhiều vết đạn do hồi chiến tranh. Theo Lộc Xuyên Đặng Qúi Địch dịch nghĩa trên Văn chuông chùa Linh Sơn viết: “Nước Đại Viết, trấn Quảng Nam, phủ Qui Nhơn, huyên Phù Ly, xã Nha Đăng, phường Đại An, ấp Đại Ân… Vận trời năm Giáp tí (1804) tháng 5 ngày tốt đúc chuông này bằng đồng nặng hai đấu năm thưng".
< Tổ đình Linh Sơn.
Và trù trì chùa Linh Sơn Thiền tự lúc này là Sa môn Pháp danh Tổ Chúc, Pháp tự Thiển Chẩn cùng các bậc tăng chúng trong chùa và nhân dân trong vùng dâng cúng.
< Tượng Phật trong điện thờ.
Cũng theo Văn chuông thì, trước đây có sư già làm thủ tọa chùa này là Sa môn Pháp danh Tế Triết, Pháp tự Từ Cách, đã bền bỉ giữ giới hạnh, vui cùng mùi đạo, bèn bắt đầu thiết lập chùa này, xây cất chánh điện nhà Đông nhà Tây các tòa, lưu lại dấu xưa… truyền đã mấy đời, người sau nhờ đó mà phát triển, nên đúc chuông lớn để ghi lại việc xưa.
< Đại hồng chung đúc năm 1804 với nhiều vết đạn.
Nay Tổ đình Linh Sơn thuộc thôn Đại Ân, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Buổi sáng ghé thăm chùa, sương núi vẫn còn màn bạc khắp không gian chùa, chú tiểu quét lá thu rơi sân chùa.
< Tháp của các vị trụ trì…
Vào thắp hương lạy Phật, nhớ lại lợi mong ước năm xưa của tiền nhân, những người nông dân đến khai sơn, cày cấy đất này trên Văn chuông: “Gió hòa mưa thuận, nước ổn dân yên. Bốn phía biên giới không xảy ra việc gì. Người kém văn minh ở tám cõi hoang vu xa kinh đô biết sống theo đạo lý. Trộm cướp tự mình bỏ nghề mà quay về làm ăn hướng thiện, cũng chứng quả Bồ Đề”. Dulichgo
Theo đường mòn tôi leo lên núi, nơi có những ngôi tháp cổ của các vị trụ trì đời trước. Khi những tia nắng ban sớm chiếu rọi trên những cây cổ thụ trong chùa, sau một đêm mưa, khung cảnh thật lung linh, chợt nhớ một bài thơ của thiền sư Thích Nhất Hạnh:
Nắng là lá cây xanh/ Lá cây xanh là Nắng
Nắng chẳng khác lá xanh/ Lá xanh chẳng khác nắng
Bao nhiêu màu sắc kia/ Cũng đều như vậy cả.
Theo Hoàng Tuấn (báo Dân Việt)
Du lịch, GO!