Bạn có nhớ hồi đầu tháng 9, bọn mình đã đến và lên núi Châu Thới, vừa thưởng lãm chùa, vừa xem núi... một lần rồi không? Và 'nửa kia' khi xuống núi bằng đường bộ hành thì đã gặp tảng đá giữa đường nên trong bài viết, mình đã đề cập tí chút về tảng đá này. Nay, lại có thông tin tường tận về điều ni - Mình lại đưa bài lên cho bạn xem: tin hay không thì tùy bạn. Với mình, đó là một điền tích về ngôi chùa tuyệt đẹp trên ngọn núi Châu Thới mà ta nên biết qua.
(BPL) - Đến viếng chùa Châu Thới, đứng từ xa đã thấy rõ cổ tự với hai bức tượng phật Quan Âm cao 22,5m nặng hàng tấn đặt trên đỉnh núi cao. Với 220 bậc thang được xây dựng vào năm 1971 đã tạo nên con đường quanh co uốn lượn lên chùa thật nên thơ.
Đỉnh mái chùa có chín con rồng lớn nhìn ra nhiều hướng với những họa tiết chạm trổ sinh động. Hiện cổ tự Châu Thới đang lưu giữ nhiều pho tượng quý đúc bằng đồng và đá cẩm thạch được các nghệ nhân tận xứ Huế vào chế tác. Ngoài ra nhà chùa còn thờ bộ Thập Bát La Hán và Thập Điện Diêm Vương bằng đất nung, là hai bộ tượng xưa và độc đáo cho thấy nghề gốm ở địa phương phát triển khá sớm.
Vào năm 1988, nhà chùa đúc đại hồng chung theo mẫu chuông ở chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên - Huế) nặng 1,5 tấn, cao 2m. Trong các năm từ 1996 đến 1998, cổ tự được trùng tu quy mô. Từ năm 1989 chùa được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngôi cổ tự Châu Thớigắn liền với sự tích hòn đá thần cầu an toạ lạc ngay giữa bậc thang dẫn lên đỉnh chùa không thể phá bỏ, kể cả cho nổ mìn. Đặc biệt hơn, người ta cho rằng vì hòn đá này mà khu vực quanh chùa không có sóng điện thoại di động.
Hòn đá “trấn yểm” ngôi chùa
Chùa Châu Thới toạ lạc trên ngọn núi cùng tên thuộc phường Bình An (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất trong số các chùa ở Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM. Đi lên chùa Châu Thới, ở bậc thang thứ 170 du khách bắt gặp hòn đá to, lúc nào cũng nhang khói nghi ngút nằm ngay giữa lối đi. Người dân gọi hòn đá là “ông Tà”, vị thần giữ cửa chùa.
Bà Tư, người bán hàng nước trước cổng chùa bắt chúng tôi phải gọi hòn đá là “ông Tà” chứ không được gọi "hòn đá", thì mới đồng ý tiếp chuyện. Bà giải thích, núi Châu Thới là núi đá nên khi làm đường xây bậc thang lên chùa, người ta phải đào bỏ rất nhiều đá chắn ngang, không hiểu tại sao duy nhất hòn đá này lại không thể đục bỏ.
< “Tà lão Trung Sơn” tức ông Tà giữa núi.
Ai nấy nhớ như in vào năm 1971, sư trụ trì cho mở rộng lối đi, đổ bê tông con đường trước cổng tam quan. Những hòn đá vướng víu đều được đục, đào bỏ. Bằng chứng là hai bên đường đá được phá ra sắp thành hàng ngay ngắn. Nhưng khi đụng vào “ông Tà”, không ai làm gì được. Có người nổi giận dùng búa đập liên tục đến toé lửa nhưng vẫn không làm rơi mẩu đá nào. Sau đó, nhóm thợ chuyên nổ mìn phá đá được mời đến dọn “ông Tà”. Nhóm thợ đào sâu xuống lòng đất để nhét thuốc nổ vào, ý định dùng sức nổ đánh bật gốc hòn đá cho lăn xuống chân núi. Nhưng đào mãi nhóm thợ mới biết hòn đá dính liền với cả khối đá khổng lồ bên dưới lòng đất.
Sau nhiều lần đánh mìn bất thành, mọi người mới bất lực thú nhận với sư trụ trì. Nghe chuyện khó tin, sư trụ trì yêu cầu mọi người giữ nguyên hòn đá vì cho rằng có thể đây là “vị thần” giữ cửa chùa.
“Người ta không làm đường tránh mà để nguyên hòn đá ở giữa đường như thế. Sư trụ trì dùng sơn viết lên đó mấy chữ hán có nghĩa “Tà lão trung sơn” tức ông Tà giữa núi. Từ đó trở đi, chúng tôi phải hết lòng thờ cúng ông đá. Người nào đi qua đều phải vái lạy, thắp nhang. Nhất là những gia đình có người lái xe thường mang lễ vật đến dâng cúng cầu bình an”, bà Tư kể.
Sư trụ trị Thiện Minh khẳng định hòn đá giữa lối đi chính xác có tên “ông Tà”: “Lúc mở đường, đụng phải hòn đá quá lớn không phá được mới để nguyên vị trí cũ luôn. Chuyện cầu được ước thấy ở hòn đá, nhà chùa chỉ nghe chứ không rõ thực hư. Nhưng quả đúng nhiều người qua lại thường ghé thắp nhang khẩn nguyện ở đá ông Tà. Nhà chùa mới đặt tại đó chiếc lư hương để tiện việc thắp nhang”. Vị trụ trì xác nhận bút tích trên hòn đá là của mình.
Điều khá thú vị, ít ai lý giải được, mỗi lần đi qua vị trí hòn đá “thần”, điện thoại đều bị mất sóng. Từ bậc thang này trở lên không có sóng điện thoại di động. Nhà chùa phải sử dụng điện thoại bàn, kéo dây từ dưới chân núi lên để liên lạc. Nhiều người cho rằng việc mất sóng điện thoại do “ông Tà” không muốn bị làm phiền.
Cổ tự bị cho là “sát tình yêu”
Bên cạnh hòn đá lạ, chùa Châu Thới còn gắn liền với lời đồn chuyên “sát” tình duyên. Theo đó những cặp đôi yêu nhau tới đây sẽ bị tan vỡ. Lời truyền tai này bắt nguồn từ câu chuyện được những người già trong vùng kể lại: Vốn xa xưa, trên núi Châu Thới có đôi vợ chồng hành nghề đốn củi. Cuộc sống nghèo khó, họ thường xảy ra mâu thuẫn. Trong một lần lời qua tiếng lại, người chồng lỡ tay xô vợ xuống vực sâu khiến vợ chết oan. Linh hồn người vợ không siêu thoát, cứ lởn vởn trên núi chờ cặp nào yêu nhau đến đây lại xui khiến chia tay người yêu bởi lòng thù hận đàn ông quá lớn.
< Bà Tư kể lại chuyện đục phá “ông Tà” bất thành.
Còn người chồng sau khi lỡ tay xô vợ xuống vực rất ăn năn, đi tìm kiếm suốt mấy năm nhưng không thấy thi thể vợ đâu. Cư dân địa phương truyền tai nhau, trong vùng đã có mấy cặp đôi yêu nhau chia tay liên quan đến cổ tự Châu Thới.
Bác bỏ thông tin trên, sư trụ trì Thiện Minh cho hay: “Tôi có nghe lời đồn nhưng thấy vô lý bởi lúc mới lập tự, khu vực quanh núi Châu Thới không có bất cứ gia đình nào sinh sống. Người dân trước kia đều sống cách chùa vài km, đường lên chùa vô cùng khó khăn. Nếu thế liệu có đôi vợ chồng sinh sống trên núi như chuyện kể hay không”. Thực tế hằng ngày vẫn có nhiều đôi trai gái đến chùa cầu duyên lạy phật. Hiện nhà chùa đang xây thêm nhiều hạng mục khác phục vụ du khách đến vãn cảnh.
Sử sách chép lại, chùa Châu Thới thành lập năm 1612 bởi thiền sư Khánh Long thuộc thiền phái Bắc Tông. Trước kia, cổ tự chỉ là am thờ nhỏ đơn sơ, sau đó được trùng tu thành chùa Hội Sơn trước khi có tên Châu Thới. Ngôi chùa gắn liền với lịch sử di dân lập ấp của người dân Nam Bộ.
Tương truyền thiền sư Khánh Long đắc đạo phật pháp từ nhỏ. Vì thương những người dân phiêu bạt nơi rừng thiên nước độc xứ Nam Bộ, ông tự nguyện đi theo, ngày ngày tụng niệm kinh phật cầu an cho chúng sinh. Ngài chọn núi Châu Thới lập chùa bởi địa thế nơi đây nơi cao nhất của cả vùng đất rộng lớn.
Quay trở lại với hòn đá. Lý giải về việc điện thoại mất sóng khi đứng gần hòn đá “ông Tà”, mất sóng từ bậc thang có “ông Tà” án ngữ trở lên, thạc sĩ Trương Đình Tọa, giảng viên khoa vật lý trường ĐH Sư phạm TP.HCM giải thích: Sóng điện thoại là loại sóng thẳng, có phạm vi truyền tải hẹp và không phụ thuộc vào độ cao.
Bởi vậy người ta thường xây dựng các cột phát sóng rất cao. Mặt khác, sóng điện thoại khi gặp vật cản như núi đá, cây cối sẽ không thể truyền qua được hoặc giảm cường độ gây nên hiện tượng sóng yếu, mất sóng. Hiện tượng này thường gặp khi ở trong các rừng có cây lớn, nhiều đá và dưới lòng đất. Có thể vì những nguyên nhân này mà khu vực không có sóng điện thoại.
Còn một giả thiết khác, rất có thể hòn đá có từ tính do lẫn tạp chất bên trong. Tuy nhiên muốn biết chính xác cần phải dùng dụng cụ đo từ tính mới khẳng định được: “Nhiều khả năng ngọn núi nằm xa cột phát sóng và có nhiều vật chắn trên đường đi gây ra hiện tượng mất điện thoại chứ không hề có chuyện thần thánh hiển linh như người dân đồn đại”, thạc sĩ Toạ nói.
Theo Bùi Yên (Báo Pháp Luật)
Du lịch, GO!
Tuesday, September 30, 2014
Hoang sơ A Lin
(iHay) - A Lin là một con suối đẹp của huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên – Huế). Uốn lượn giữa đại ngàn Trường Sơn như mái tóc nàng sơn nữ, vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên của nó đã cuốn hút biết bao lữ khách.
< A Lin là dòng suối nổi tiếng của miền núi A Lưới.
Không dữ dội, ồn ào, suối A Lin dịu dàng nghiêng mình một cách duyên dáng trong những khe núi nhiều đá của xã Hồng Trung. Đứng trên cao nhìn xuống, những dòng nước trong veo len lỏi trong những tảng đá lớn nhỏ từ trên đỉnh núi róc rách chảy xuống giữa núi rừng xanh ngắt đẹp như tranh vẽ.
< Đường vào suối được người dân trồng cải và bắp ngô xanh mướt.
< Hồ nước xanh ngắt mát lạnh mặc sức bọn trẻ bơi lội.
Khúc suối lớn nhất có những hồ nước trong xanh, ngâm mình trong dòng nước ấy mát lạnh sảng khoái lạ lùng. Hai bên suối, nhiều tảng tá lớn nhỏ giúp bạn tha hồ ngồi chơi trò chuyện, nướng cá suối thi vị. Thích nhất là nằm trên tảng đá lớn, ngửa mặt lên trời cao xanh thẳm và nghe tiếng suối chảy róc rách đều đặn, êm tai.
< Suối cháy róc rách, len lỏi trong những tảng đá lớn nhỏ.
< Tán cây xanh mướt trĩu xuống dòng suối.
Phía dưới hạ nguồn, những đứa trẻ và cụ già say sưa xúc cá. Cảnh vật và con người đều bình dị, nên thơ. Trên bờ, những chú bò chậm rãi gậm cỏ. Người dân ở đây cho biết, khúc suối hạ nguồn của A Lin có khá nhiều cá rất ngon như cá sanh, cá bóng…
Cá thường ở trong đá. Để bắt được nó phải bưng từng viên đá lên để cá bơi ra ngoài và xúc.
< A Lin không dữ dội mà dịu êm uốn lượn từ các sườn núi về đến bản làng.
< Càng về hạ nguồn, dòng chảy càng chậm và nhỏ dần.
< Hạ nguồn dòng suối nhìn từ trên cao.
Không ồn ào, tấp nập, dòng A Lin yên ả trôi. Chiều chiều, những đứa trẻ trong các bản làng lại kéo nhau ra tắm và đùa nghịch với nhau. Tiếng cười vang cả vào vách núi.
< Bắt cá suối.
Đường vào A Lin khá êm ái bởi con đường bê tông rộng dẫn đến tận dòng suối. Thỉnh thoảng lại gặp người dân gùi vật phẩm từ trên rẫy về. Những đứa trẻ của vùng sơn cước với màu da ngăm đen đặc trưng ngại ngùng nhìn người miền xuôi, trông rất đáng yêu.
< Dòng suối là nguồn nước sinh hoạt của nhiều người dân nơi đây.
Với những ai thích khám phá thì A Lin là điểm đến tuyệt vời với vẻ đẹp hoang sơn hiếm có…
Theo Tuyết Khoa (iHay.Thanhnien)
Du lịch, GO!
< A Lin là dòng suối nổi tiếng của miền núi A Lưới.
Không dữ dội, ồn ào, suối A Lin dịu dàng nghiêng mình một cách duyên dáng trong những khe núi nhiều đá của xã Hồng Trung. Đứng trên cao nhìn xuống, những dòng nước trong veo len lỏi trong những tảng đá lớn nhỏ từ trên đỉnh núi róc rách chảy xuống giữa núi rừng xanh ngắt đẹp như tranh vẽ.
< Đường vào suối được người dân trồng cải và bắp ngô xanh mướt.
< Hồ nước xanh ngắt mát lạnh mặc sức bọn trẻ bơi lội.
Khúc suối lớn nhất có những hồ nước trong xanh, ngâm mình trong dòng nước ấy mát lạnh sảng khoái lạ lùng. Hai bên suối, nhiều tảng tá lớn nhỏ giúp bạn tha hồ ngồi chơi trò chuyện, nướng cá suối thi vị. Thích nhất là nằm trên tảng đá lớn, ngửa mặt lên trời cao xanh thẳm và nghe tiếng suối chảy róc rách đều đặn, êm tai.
< Suối cháy róc rách, len lỏi trong những tảng đá lớn nhỏ.
< Tán cây xanh mướt trĩu xuống dòng suối.
Phía dưới hạ nguồn, những đứa trẻ và cụ già say sưa xúc cá. Cảnh vật và con người đều bình dị, nên thơ. Trên bờ, những chú bò chậm rãi gậm cỏ. Người dân ở đây cho biết, khúc suối hạ nguồn của A Lin có khá nhiều cá rất ngon như cá sanh, cá bóng…
Cá thường ở trong đá. Để bắt được nó phải bưng từng viên đá lên để cá bơi ra ngoài và xúc.
< A Lin không dữ dội mà dịu êm uốn lượn từ các sườn núi về đến bản làng.
< Càng về hạ nguồn, dòng chảy càng chậm và nhỏ dần.
< Hạ nguồn dòng suối nhìn từ trên cao.
Không ồn ào, tấp nập, dòng A Lin yên ả trôi. Chiều chiều, những đứa trẻ trong các bản làng lại kéo nhau ra tắm và đùa nghịch với nhau. Tiếng cười vang cả vào vách núi.
< Bắt cá suối.
Đường vào A Lin khá êm ái bởi con đường bê tông rộng dẫn đến tận dòng suối. Thỉnh thoảng lại gặp người dân gùi vật phẩm từ trên rẫy về. Những đứa trẻ của vùng sơn cước với màu da ngăm đen đặc trưng ngại ngùng nhìn người miền xuôi, trông rất đáng yêu.
< Dòng suối là nguồn nước sinh hoạt của nhiều người dân nơi đây.
Với những ai thích khám phá thì A Lin là điểm đến tuyệt vời với vẻ đẹp hoang sơn hiếm có…
Theo Tuyết Khoa (iHay.Thanhnien)
Du lịch, GO!
Nhà cổ, ngõ đá ở Tiên Cảnh
(PNO) - Xã Tiên Cảnh (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) còn lưu giữ những ngôi nhà cổ bằng gỗ mít trên 160 năm tuổi. Cảnh sắc kiến trúc của xóm nhà cổ nơi đây nổi bật “đặc sản” đá. Tính cả huyện Tiên Phước, có hàng trăm ngôi nhà rường truyền thống ẩn hiện trong những vườn cây xanh tốt, lặng lẽ qua bao thăng trầm thời gian như minh chứng cho sự trường tồn của những giá trị văn hóa mà các thế hệ người dân nơi đây đã dày công xây dựng…
Sau một hồi lặn lội vượt đồi rồi xuống thung sâu, chúng tôi đến được ngôi nhà ba gian, hai chái của ông Nguyễn Đình Hoan ở làng cổ Lộc Yên (thuộc thôn 2, xã Tiên Cảnh), nằm ở lưng chừng đồi. Ngôi nhà có 36 cây cột chính, trong đó có 16 cột cái cỡ một người ôm, còn lại là cột con và cột hiên.
< Ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Đình Hoan.
Gỗ tạo dựng ngôi nhà toàn bằng gỗ mít lâu năm lên nước bóng loáng. Trên những cây kèo, đòn tay được chạm khắc những hoạ tiết lưu dấu trăm năm với hình hoa cúc, hoa mai và muông thú. Mỗi chi tiết chạm khắc như một “tác phẩm” nghệ thuật tinh sảo, thể hiện biệt tài chạm lộng, chạm nổi trong nghề điêu khắc gỗ. Ông Hoan cho biết: ngôi nhà có từ đời ông cố của ông, trải qua 160 năm với 4 thế hệ trú ngụ. Chỉ khác xưa là trước đây ngôi nhà có mái lợp bằng đất, nay thay đổi bằng ngói âm dương.
Cách đó 500m là ngôi nhà của ông Nguyễn Đình Mẫn, với nét kiến trúc cổ khá nguyên vẹn. Ông Mẫn còn lưu giữ nhiều vật dụng cùng thời với ngôi nhà: bàn tròn cổ tự xoay, gương đựng vật dụng, quả đựng bánh…
Khuôn viên nhà ông Mẫn rộng 1ha. Ngôi nhà cổ dựa lưng vào vách núi, phía trước là cánh đồng lúa. Dẫn đến ngôi nhà cổ của ông Mẫn là con đường bê tông xuyên qua cánh đồng, bước lên khỏi ruộng là “đụng” đá.
< Hàng rào dọc theo con đường, đá trải dài như “nối vòng tay” bao bọc khắp xóm.
Từ cửa ngõ trườn lên dốc cao nối dài qua các bật tam cấp đều lát bằng đá. Cạnh lối đi là bờ đá cao dựng đứng, ngăn cách con đường và sân vườn. “Năm ngoái có người ngỏ lời hỏi mua ngôi nhà 5 tỉ đồng, bao gồm cả khuôn viên và “tài sản” đá” - ông Mẫn cho biết.
Khu vực này hiện còn 5 ngôi nhà cổ, trong khuôn viên nhà đều có kiến trúc bằng đá. Tuy nhiên, không chỉ những ngôi nhà cổ có kiến trúc đá trên 100 năm tuổi, mà hàng trăm ngôi nhà thuộc “thế hệ” sau này cũng được bàn tay con người dụng công “trang trí” hàng rào đá, bờ đá.
Khuôn viên nhà rộng hẹp khác nhau nhưng hầu hết có nét chung là trước nhà là hàng rào đá vững chãi, lối vào ngõ đá được “tạo dáng” vòng cung mềm mại. Còn trong vườn nhà cũng được người dân nơi đây kỳ công xếp những bờ đá để mùa mưa ngăn tình trạng xói lở đất đồi dốc, từ đó hình thành những mảnh vườn bậc thang để trồng rau hoa. Chị Nguyễn Kim Thiện, cán bộ phụ trách bảo tàng của Phòng VH-TT huyện Tiên Phước, người đưa chúng tôi đi tham quan không gian đá, cho hay: “Nhiều đoàn tham quan đến huyện Tiên Phước đều yêu cầu đưa lên đây chiêm ngưỡng kiến trúc đá. Có đoàn chịu khó đi cả ngày đến từng ngõ đá, không bỏ sót nhà nào”.
< Ngôi nhà "trẻ" hơn, ngõ đá được “tạo dáng” vòng cung mềm mại.
Đến thôn 4 xã Tiên Cảnh, xóm nhà thưa thớt bình yên, “mười nhà như chục” lối nhỏ vào nhà đều được lát đá. Những ngõ đá trải dài như “rải bùa mê” du khách phương xa. Đá xếp từng dãy tỉ mẩn, công phu, không hề có mạch hồ. Đăm chiêu ngắm kiệt tác đá qua bàn tay con người làm nên, nhìn vùng đất trống cạnh đó, không hề thấy viên đá nào nằm vương vãi, lẻ loi, đoán chừng người dân ở đây nhọc công đi “mót” từng hòn đá nhỏ quanh vùng đem về làm nên kiệt tác.
Qua thôn 6 (xã Tiên Cảnh), nhà ở cạnh nhau đông đúc hơn, thế nhưng trụ cửa ngõ nhà nào cũng được tạo dáng bởi “lôgô” đá (đá xếp thành trụ cửa ngõ). Trước nhà, hàng rào chạy dọc theo con đường, đá trải dài như “nối vòng tay” bao bọc khắp xóm. Từ không gian đá này người xa đến “nghiệm ra” rằng, người dân đầu xóm “giáp lòng” (cùng chung ý chí) với người dân cuối xóm hoà hợp nhau trong làm ăn phát triển kinh tế gia đình.
Ông Trần Văn Long (56 tuổi), ở thôn 6 xởi lởi: Cha sanh mẹ đẻ ra tôi đã thấy kiến trúc đá. Lớp trẻ sau này lập gia đình cất nhà ở riêng, ngoài thời gian làm đồng còn tranh thủ ra sau đồi gánh đá về để dành, rảnh hồi nào chất hồi đó.
< Giếng cổ trên 100 năm tuổi.
Khi nào thấy trong khuôn viên mùa mưa không còn chỗ xói lở mới thôi. Vì vậy, có những bờ đá cao hơn gang tay dài 1m, có bờ đá dài 3m, thế nhưng cũng có những bờ đá cao hơn 1m, dài 10m để ngăn vách núi. Nhà thì cất nhanh nhưng “công trình” đá này phải nhọc công xếp từng dãy, năm này qua tháng nọ, kéo dài 3 – 5 năm mới xong”.
Đến sông Đá Giăng (chảy qua xã Tiên Cảnh) mới thấy được sự kỳ vĩ của đá. Dòng sông mùa cạn, có nơi ló ra những tảng đá to bằng cái nong, cái sàng nhô lên khỏi mặt nước, giống như cây cầu gãy từng đoạn nối đôi bờ sông.
< Đá ở sông Đá Giăng nối đôi bờ như chiếc cầu.
Có nơi lớp đá nhô lên cao như con đập đá ngăn dòng sông, nước chảy qua khe hở “đập đá” uốn cong dòng nước tạo nét thơ mộng. Gọi là sông Đá Giăng nên hầu như dưới dòng sông không chỗ nào không có đá. Mùa này nước sông trong vắt chảy lững lờ, dưới ánh nắng chói chang dòng sông ánh lên sắc màu của đá…
Ông Đặng Công Dung, Trưởng Phòng VH-TT huyện Tiên Phước cho hay: Đặc trưng của cảnh sắc Tiên Cảnh là kiến trúc đá. Đá là một “đặc sản” làm nên khung cảnh nơi đây. Tiên Cảnh là vùng bán sơn địa, gò đồi xen lẫn ruộng đồng. Dù trải qua sự thay đổi của thiên nhiên cũng như sự hủy diệt của chiến tranh, đến nay nơi đây vẫn nguyên dáng vẻ, nét đẹp tự nhiên ban đầu.
Theo Mạnh Hoài Nam (Báo Phụ Nữ)
Du lịch, GO!
Độc đáo làng cổ miền sơn cước
Sau một hồi lặn lội vượt đồi rồi xuống thung sâu, chúng tôi đến được ngôi nhà ba gian, hai chái của ông Nguyễn Đình Hoan ở làng cổ Lộc Yên (thuộc thôn 2, xã Tiên Cảnh), nằm ở lưng chừng đồi. Ngôi nhà có 36 cây cột chính, trong đó có 16 cột cái cỡ một người ôm, còn lại là cột con và cột hiên.
< Ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Đình Hoan.
Gỗ tạo dựng ngôi nhà toàn bằng gỗ mít lâu năm lên nước bóng loáng. Trên những cây kèo, đòn tay được chạm khắc những hoạ tiết lưu dấu trăm năm với hình hoa cúc, hoa mai và muông thú. Mỗi chi tiết chạm khắc như một “tác phẩm” nghệ thuật tinh sảo, thể hiện biệt tài chạm lộng, chạm nổi trong nghề điêu khắc gỗ. Ông Hoan cho biết: ngôi nhà có từ đời ông cố của ông, trải qua 160 năm với 4 thế hệ trú ngụ. Chỉ khác xưa là trước đây ngôi nhà có mái lợp bằng đất, nay thay đổi bằng ngói âm dương.
Cách đó 500m là ngôi nhà của ông Nguyễn Đình Mẫn, với nét kiến trúc cổ khá nguyên vẹn. Ông Mẫn còn lưu giữ nhiều vật dụng cùng thời với ngôi nhà: bàn tròn cổ tự xoay, gương đựng vật dụng, quả đựng bánh…
Khuôn viên nhà ông Mẫn rộng 1ha. Ngôi nhà cổ dựa lưng vào vách núi, phía trước là cánh đồng lúa. Dẫn đến ngôi nhà cổ của ông Mẫn là con đường bê tông xuyên qua cánh đồng, bước lên khỏi ruộng là “đụng” đá.
< Hàng rào dọc theo con đường, đá trải dài như “nối vòng tay” bao bọc khắp xóm.
Từ cửa ngõ trườn lên dốc cao nối dài qua các bật tam cấp đều lát bằng đá. Cạnh lối đi là bờ đá cao dựng đứng, ngăn cách con đường và sân vườn. “Năm ngoái có người ngỏ lời hỏi mua ngôi nhà 5 tỉ đồng, bao gồm cả khuôn viên và “tài sản” đá” - ông Mẫn cho biết.
Khu vực này hiện còn 5 ngôi nhà cổ, trong khuôn viên nhà đều có kiến trúc bằng đá. Tuy nhiên, không chỉ những ngôi nhà cổ có kiến trúc đá trên 100 năm tuổi, mà hàng trăm ngôi nhà thuộc “thế hệ” sau này cũng được bàn tay con người dụng công “trang trí” hàng rào đá, bờ đá.
Khuôn viên nhà rộng hẹp khác nhau nhưng hầu hết có nét chung là trước nhà là hàng rào đá vững chãi, lối vào ngõ đá được “tạo dáng” vòng cung mềm mại. Còn trong vườn nhà cũng được người dân nơi đây kỳ công xếp những bờ đá để mùa mưa ngăn tình trạng xói lở đất đồi dốc, từ đó hình thành những mảnh vườn bậc thang để trồng rau hoa. Chị Nguyễn Kim Thiện, cán bộ phụ trách bảo tàng của Phòng VH-TT huyện Tiên Phước, người đưa chúng tôi đi tham quan không gian đá, cho hay: “Nhiều đoàn tham quan đến huyện Tiên Phước đều yêu cầu đưa lên đây chiêm ngưỡng kiến trúc đá. Có đoàn chịu khó đi cả ngày đến từng ngõ đá, không bỏ sót nhà nào”.
< Ngôi nhà "trẻ" hơn, ngõ đá được “tạo dáng” vòng cung mềm mại.
Đến thôn 4 xã Tiên Cảnh, xóm nhà thưa thớt bình yên, “mười nhà như chục” lối nhỏ vào nhà đều được lát đá. Những ngõ đá trải dài như “rải bùa mê” du khách phương xa. Đá xếp từng dãy tỉ mẩn, công phu, không hề có mạch hồ. Đăm chiêu ngắm kiệt tác đá qua bàn tay con người làm nên, nhìn vùng đất trống cạnh đó, không hề thấy viên đá nào nằm vương vãi, lẻ loi, đoán chừng người dân ở đây nhọc công đi “mót” từng hòn đá nhỏ quanh vùng đem về làm nên kiệt tác.
Qua thôn 6 (xã Tiên Cảnh), nhà ở cạnh nhau đông đúc hơn, thế nhưng trụ cửa ngõ nhà nào cũng được tạo dáng bởi “lôgô” đá (đá xếp thành trụ cửa ngõ). Trước nhà, hàng rào chạy dọc theo con đường, đá trải dài như “nối vòng tay” bao bọc khắp xóm. Từ không gian đá này người xa đến “nghiệm ra” rằng, người dân đầu xóm “giáp lòng” (cùng chung ý chí) với người dân cuối xóm hoà hợp nhau trong làm ăn phát triển kinh tế gia đình.
Ông Trần Văn Long (56 tuổi), ở thôn 6 xởi lởi: Cha sanh mẹ đẻ ra tôi đã thấy kiến trúc đá. Lớp trẻ sau này lập gia đình cất nhà ở riêng, ngoài thời gian làm đồng còn tranh thủ ra sau đồi gánh đá về để dành, rảnh hồi nào chất hồi đó.
< Giếng cổ trên 100 năm tuổi.
Khi nào thấy trong khuôn viên mùa mưa không còn chỗ xói lở mới thôi. Vì vậy, có những bờ đá cao hơn gang tay dài 1m, có bờ đá dài 3m, thế nhưng cũng có những bờ đá cao hơn 1m, dài 10m để ngăn vách núi. Nhà thì cất nhanh nhưng “công trình” đá này phải nhọc công xếp từng dãy, năm này qua tháng nọ, kéo dài 3 – 5 năm mới xong”.
Đến sông Đá Giăng (chảy qua xã Tiên Cảnh) mới thấy được sự kỳ vĩ của đá. Dòng sông mùa cạn, có nơi ló ra những tảng đá to bằng cái nong, cái sàng nhô lên khỏi mặt nước, giống như cây cầu gãy từng đoạn nối đôi bờ sông.
< Đá ở sông Đá Giăng nối đôi bờ như chiếc cầu.
Có nơi lớp đá nhô lên cao như con đập đá ngăn dòng sông, nước chảy qua khe hở “đập đá” uốn cong dòng nước tạo nét thơ mộng. Gọi là sông Đá Giăng nên hầu như dưới dòng sông không chỗ nào không có đá. Mùa này nước sông trong vắt chảy lững lờ, dưới ánh nắng chói chang dòng sông ánh lên sắc màu của đá…
Ông Đặng Công Dung, Trưởng Phòng VH-TT huyện Tiên Phước cho hay: Đặc trưng của cảnh sắc Tiên Cảnh là kiến trúc đá. Đá là một “đặc sản” làm nên khung cảnh nơi đây. Tiên Cảnh là vùng bán sơn địa, gò đồi xen lẫn ruộng đồng. Dù trải qua sự thay đổi của thiên nhiên cũng như sự hủy diệt của chiến tranh, đến nay nơi đây vẫn nguyên dáng vẻ, nét đẹp tự nhiên ban đầu.
Theo Mạnh Hoài Nam (Báo Phụ Nữ)
Du lịch, GO!
Độc đáo làng cổ miền sơn cước
Đi phượt để yêu thương nhiều hơn
(VNE) - Phượt không đơn thuần là cách những người trẻ thỏa mãn khát khao chinh phục những miền đất lạ, những nền văn hóa mới, đó còn là tình yêu và sự sẻ chia với cộng đồng.
< Những nghĩa cử và tấm lòng cao đẹp ấy là dấu ấn cho những năm tháng nhiệt huyết của tuổi trẻ để lại, là nỗi niềm trăn trở cùng nỗi khó khăn của người vùng cao, cũng là những bông hoa thầm lặng góp vào rừng hoa thơm của đất nước.
Xây trường học, thư viện cho trẻ em vùng cao, quyên góp ủng hộ quần áo, sách vở và đồ dùng sinh hoạt, tặng những bức ảnh nơi mình đặt chân đến… là những hành động giản đơn nhưng ẩn chứa trong đó là cả một nghĩa cử cao đẹp và tấm lòng trắc ẩn đối với con người mà những hội nhóm phượt đã và đang làm được.
Tặng đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm
< Đó không đơn thuần chỉ là vật chất mà còn là tình cảm ấm áp mà các phượt thủ muốn gửi lại ở những nơi từng đặt chân qua.
"Có một nơi mà quanh năm trẻ con chỉ biết làm bạn với sương mù, mây và gió… Lần thứ 2 trở lại Háng Đồng, mỗi chúng tôi mang một tâm trạng khác nhau nhưng đều vui vì đã mang được chút quà nho nhỏ từ những tấm lòng hảo tâm dưới xuôi đến với các em. Dẫu chỉ là chiếc chăn ấm, chiếc màn, đôi dép nhựa, cặp sách hay chiếc ô nhỏ để che mưa, che nắng trên đầu khi các em phải xuyên qua những ngọn núi đến lớp học con chữ…” Đó là chia sẻ của M.Đ về một trong những chuyến đi cùng các bạn đến xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Giữa cái lạnh quanh năm của vùng cao hẻo lánh, những món quà vật chất nhỏ bé, đơn sơ như sách vở, đồ chơi, đồ dùng học tập, ủng đi mưa, đôi dép tổ ong, hay chiếc áo khoác… mà các phượt thủ quyên góp được thật đáng quý. Ngoài ra, nhiều hội nhóm còn gửi quà cho các hộ dân như chăn bông, mỳ tôm, muối… hoặc bát đĩa, chảo, bạt, chăn đắp .... cho các giáo viên bản cao.
Xây trường học
Từ những chuyến đi phượt đến những bản xa xôi hẻo lánh nơi địa đầu Tổ Quốc, chứng kiến cảnh học trò vùng cao ngồi học trong lán sập xệ, đi chân đất, mùa đông không có áo rét… họ, những người trẻ đi phượt đã quyết tâm hành động, thực hiện khảo sát, bàn bạc với chính quyền và có những kế hoạch chi tiết cho việc tu sửa, xây dựng mới các lớp học đang xuống cấp.
< Hết ngôi trường này đến lớp học khác, với những người trẻ đi phượt, đơn giản là cần phải làm thế, lâu dần thành cái duyên.
Nhờ đó, ở một số nơi như Lào Cai, Sơn La trẻ em đã có trường học khang trang, an toàn để có thêm động lực đến lớp.
Các dự án xây dựng hoặc tu sửa trường học được thực hiện trên cơ sở kêu gọi chung tay góp sức từ nhiều nguồn như chính quyền địa phương tạo điều kiện tìm cơ sở mặt bằng phù hợp, phía dân bản đóng góp ngày công lao động, phía các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí mua vật liệu xây dựng và giám sát công trình...
Món quà tinh thần
Ngoài ra, cộng đồng phượt còn có vô vàn hình thức làm từ thiện khác như kêu gọi ủng hộ sách, truyện để lập tủ sách, thư viện cho các trường ở trung tâm xã có học sinh nội trú nhiều, dạy học, làm khai giảng, tổ chức chương trình trung thu có bánh kẹo, có đèn lồng...
Vẫn còn đó những trăn trở
“Nhìn những nụ cười rạng rỡ, gương mặt hạnh phúc và háo hức của các em khi đợi các anh chị tình nguyện viên chiếu phim hoạt hình Tom & Jerry cho xem, lần đầu tiên được ăn bát cháo gà mà chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Những giây phút ấy qua đi, bọn trẻ lại trở về cuộc sống thường ngày, với cái đói, cái rét.
Chia tay các em để về lại Hà Nội, chúng tôi đã bật khóc khi chứng kiến bữa cơm tối của mấy đứa trẻ con chủ nhà nơi cả đoàn ngủ lại chỉ là bát rau sắn rừng luộc chan nước lã và đĩa muối trắng... mà theo như lời trưởng bản đây là gia đình khá nhất trong số 76 hộ của bản. Đến bao giờ giấc mơ được ăn no, mặc ấm của các em mới trở thành hiện thực?” Đó là tâm sự đầy trải lòng của một trưởng đoàn trong lần đi phượt lên Lào Cai.
Cho đi để nhận lại nhiều hơn
Có lẽ nụ cuời và ánh mắt ngập tràn niềm vui của những người xa lạ nơi rẻo cao nghèo khó sẽ còn là động lực để những thế hệ người trẻ chân cứng đá mềm hơn trên những chặng đường chinh phục sắp tới.
Theo Lê Thương, Mỏ Đỏ (Vnexpress)
Du lịch, GO!
< Những nghĩa cử và tấm lòng cao đẹp ấy là dấu ấn cho những năm tháng nhiệt huyết của tuổi trẻ để lại, là nỗi niềm trăn trở cùng nỗi khó khăn của người vùng cao, cũng là những bông hoa thầm lặng góp vào rừng hoa thơm của đất nước.
Xây trường học, thư viện cho trẻ em vùng cao, quyên góp ủng hộ quần áo, sách vở và đồ dùng sinh hoạt, tặng những bức ảnh nơi mình đặt chân đến… là những hành động giản đơn nhưng ẩn chứa trong đó là cả một nghĩa cử cao đẹp và tấm lòng trắc ẩn đối với con người mà những hội nhóm phượt đã và đang làm được.
Tặng đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm
< Đó không đơn thuần chỉ là vật chất mà còn là tình cảm ấm áp mà các phượt thủ muốn gửi lại ở những nơi từng đặt chân qua.
"Có một nơi mà quanh năm trẻ con chỉ biết làm bạn với sương mù, mây và gió… Lần thứ 2 trở lại Háng Đồng, mỗi chúng tôi mang một tâm trạng khác nhau nhưng đều vui vì đã mang được chút quà nho nhỏ từ những tấm lòng hảo tâm dưới xuôi đến với các em. Dẫu chỉ là chiếc chăn ấm, chiếc màn, đôi dép nhựa, cặp sách hay chiếc ô nhỏ để che mưa, che nắng trên đầu khi các em phải xuyên qua những ngọn núi đến lớp học con chữ…” Đó là chia sẻ của M.Đ về một trong những chuyến đi cùng các bạn đến xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Giữa cái lạnh quanh năm của vùng cao hẻo lánh, những món quà vật chất nhỏ bé, đơn sơ như sách vở, đồ chơi, đồ dùng học tập, ủng đi mưa, đôi dép tổ ong, hay chiếc áo khoác… mà các phượt thủ quyên góp được thật đáng quý. Ngoài ra, nhiều hội nhóm còn gửi quà cho các hộ dân như chăn bông, mỳ tôm, muối… hoặc bát đĩa, chảo, bạt, chăn đắp .... cho các giáo viên bản cao.
Xây trường học
Từ những chuyến đi phượt đến những bản xa xôi hẻo lánh nơi địa đầu Tổ Quốc, chứng kiến cảnh học trò vùng cao ngồi học trong lán sập xệ, đi chân đất, mùa đông không có áo rét… họ, những người trẻ đi phượt đã quyết tâm hành động, thực hiện khảo sát, bàn bạc với chính quyền và có những kế hoạch chi tiết cho việc tu sửa, xây dựng mới các lớp học đang xuống cấp.
< Hết ngôi trường này đến lớp học khác, với những người trẻ đi phượt, đơn giản là cần phải làm thế, lâu dần thành cái duyên.
Nhờ đó, ở một số nơi như Lào Cai, Sơn La trẻ em đã có trường học khang trang, an toàn để có thêm động lực đến lớp.
Các dự án xây dựng hoặc tu sửa trường học được thực hiện trên cơ sở kêu gọi chung tay góp sức từ nhiều nguồn như chính quyền địa phương tạo điều kiện tìm cơ sở mặt bằng phù hợp, phía dân bản đóng góp ngày công lao động, phía các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí mua vật liệu xây dựng và giám sát công trình...
Món quà tinh thần
Ngoài ra, cộng đồng phượt còn có vô vàn hình thức làm từ thiện khác như kêu gọi ủng hộ sách, truyện để lập tủ sách, thư viện cho các trường ở trung tâm xã có học sinh nội trú nhiều, dạy học, làm khai giảng, tổ chức chương trình trung thu có bánh kẹo, có đèn lồng...
Vẫn còn đó những trăn trở
“Nhìn những nụ cười rạng rỡ, gương mặt hạnh phúc và háo hức của các em khi đợi các anh chị tình nguyện viên chiếu phim hoạt hình Tom & Jerry cho xem, lần đầu tiên được ăn bát cháo gà mà chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Những giây phút ấy qua đi, bọn trẻ lại trở về cuộc sống thường ngày, với cái đói, cái rét.
Chia tay các em để về lại Hà Nội, chúng tôi đã bật khóc khi chứng kiến bữa cơm tối của mấy đứa trẻ con chủ nhà nơi cả đoàn ngủ lại chỉ là bát rau sắn rừng luộc chan nước lã và đĩa muối trắng... mà theo như lời trưởng bản đây là gia đình khá nhất trong số 76 hộ của bản. Đến bao giờ giấc mơ được ăn no, mặc ấm của các em mới trở thành hiện thực?” Đó là tâm sự đầy trải lòng của một trưởng đoàn trong lần đi phượt lên Lào Cai.
Cho đi để nhận lại nhiều hơn
Có lẽ nụ cuời và ánh mắt ngập tràn niềm vui của những người xa lạ nơi rẻo cao nghèo khó sẽ còn là động lực để những thế hệ người trẻ chân cứng đá mềm hơn trên những chặng đường chinh phục sắp tới.
Theo Lê Thương, Mỏ Đỏ (Vnexpress)
Du lịch, GO!
Monday, September 29, 2014
Những nhà sàn cổ dưới chân núi Khau A
(TTO) - Theo quốc lộ 279, qua những cung đường uốn lượn theo những dãy núi cao ngất trời, chúng tôi dừng chân ở xã Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai) dưới chân núi Khau A cao vời vợi.
< Những ngôi nhà sàn cổ Nghĩa Đô quần tụ dưới chân núi Khau A.
Nghĩa Đô từ lâu được biết đến là một vùng đất cổ, nơi có những phong tục tập quán cổ truyền. Cuộc sống nơi đây hấp dẫn lòng người không chỉ ở khung cảnh thanh bình, yên ả mà còn bởi thung lũng này là nơi quần tụ của những ngôi nhà sàn cổ kính.
Đặt chân đến đầu xã Nghĩa Đô, đứng từ trên mỏm đất cao, phóng tầm mắt ra xa, bản làng hiện ra trước mắt chúng tôi tuyệt đẹp.
Dáng núi Khau A, Khau Rịa và Khau Choong sừng sững bao quanh Nghĩa Đô, những vệt nắng xuyên chiếu xuống dòng Nậm Luông đang chảy róc rách quanh những bản làng Tày. Một khung cảnh bình yên và thơ mộng đến lạ. Đó cũng chính là không gian cho sự xuất hiện của những ngôi nhà sàn cổ vững chãi từ bao đời nay ở Nghĩa Đô.
Nghệ nhân người Tày Ma Thanh Sợi ở bản Rịa hào hứng và tự hào giới thiệu với chúng tôi về mảnh đất và con người vùng Nghĩa Đô từ cổ xưa. Ông Sợi cho biết, trước đây Nghĩa Đô có tên là Mường Luông, nơi đây hoang vu bởi rừng rậm và thú dữ. Về sau, có một số người Tày từ Hà Giang phát đường tìm lối sang đây định cư sinh sống, rồi dần dần lập thành bản Tày. “Ngay từ thuở xưa đó, người Tày Nghĩa Đô đã có phong tục làm nhà sàn rồi”, ông Sợi cho biết.
Hiện nay, ở vùng đất Nghĩa Đô còn tới khoảng 50 ngôi nhà sàn cổ có niên đại trên 50 năm, nằm rải rác ở các bản Thâm Luông, Thâm Mạ, bản Đáp, bản Ràng, bản Rịa. Theo nghệ nhân Ma Thanh Sợi, phong tục dựng nhà sàn của người Tày chỉ có ở vùng này, không lẫn với bất cứ vùng nào. Do vậy, có thể nói những căn nhà sàn cổ hiện còn lại ở Nghĩa Đô đều ghi dấu những tập quán của đồng bào nơi đây. Sự độc đáo của phong tục in sâu vào từng nếp lá, từng họa tiết, từng chiếc cột và cách thiết kế căn nhà.
< Mái nhà sàn của một gia đình người Tày ở Nghĩa Đô.
Theo lời kể của các bậc cao niên trong các bản, những ngôi ngà sàn cổ đều được dựng bằng những loại gỗ quý từ những cây gỗ to trên rừng sâu.
Để chuần bị đủ các nguyên vật liệu như cột, ván, sàn, cọ... người dân phải vào tận rừng sâu, núi cao để kiếm tìm loại gỗ tốt lâu năm, thời gian lo nguyên liệu có thể vài ba tháng nhưng cũng khi tới cả vài năm. Ông Nguyễn Văn Sư, chủ nhân ngôi nhà sàn cổ trên 50 năm ở bản Thâm Luông cho biết ngôi nhà sàn của tổ tiên để lại xưa kia được làm từ gỗ của một cây gỗ lim duy nhất trên rừng sâu. Phải mất đến 5 tháng, gia đình ông mới chặt, mang gỗ về nhà được. Nhìn những cột nhà đã đen tịm màu thời gian chúng tôi cảm nhận được sự vững chãi bền lâu của ngôi nhà.
Người Tày Nghĩa Đô thường dựng nhà sàn ở sườn núi hoặc lưng đồi, ít khi dựng ở bãi đất thấp. Bởi theo quan niệm của họ, ở trên cao sẽ thoáng mát, phía trước sẽ nhìn được ra xa, tránh được lụt lội và lưng tựa vào núi vững chắc. Còn hướng nhà thường chọn nhìn ra suối. Bởi suối gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Chính vì vậy, những căn nhà sàn cổ ở Nghĩa Đô hiện nay có địa thế hết sức đẹp, vững chãi, sơn thủy hữu tình.
< Ngôi nhà sàn cổ ở bản Thâm Luông, Nghĩa Đô.
Nghệ thuật bài trí trong nhà sàn cũng mang nhiều nét đặc trưng riêng cho văn hóa Tày vùng Nghĩa Đô. Nhà sàn của người Tày Nghĩa Đô thường đặt 3 bếp. Trong đó, một bếp đặt ở gian chính giữa ngôi nhà, đây là bếp chính dùng để tiếp khách và là nơi giữ lửa cho tất cả các bếp khác cũng như sưởi ấm cho cả gia đình. Bếp thứ hai được đặt cạnh giường của người già với mục đích giữ ấm trong mùa đông; bếp cuối cùng dùng để chế biến thức ăn, bếp này thường được dựng ở một gian riêng.
Bên cạnh đó, người Tày cũng thờ ma bếp ở ngay góc bếp hoặc cắm ống nhang vào bức vách thẳng khuôn bếp nhưng về vách phía sau gọi là “sỏi lội”. “Có thời điểm, khách đến xem nhà sàn rồi hỏi mua, có người trả vài trăm triệu một căn nhà nhưng chúng tôi nhất quyết không bán vì nó như báu vật mà tổ tiên để lại”, ông Hoàng Văn Sứ - bản Đáp tâm sự.
Từ đời này truyền sang đời khác, ngôi nhà sàn gắn bó với bao thế hệ từ lúc được sinh ra, lớn lên cho đến khi từ biệt cuộc sống để về với tổ tiên. "Dù cuộc sống giờ đây đã khá hơn, nhân dân có điều kiện xây nhà mới, song nhiều gia đình ở các bản Tày Nghĩa Đô vẫn giữ lại những nếp nhà sàn như để giữ lại một nét đẹp văn hóa truyền cho thế hệ sau”, ông Nguyễn Văn Quay - chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô cho biết.
< Nhà sàn của đồng bào Tày Nghĩa Đô hiện nay vẫn giữ được cách thiết kế truyền thống.
Và đó cũng chính là lý do vì sao, ở Nghĩa Đô cho đến nay vẫn còn đó những căn nhà sàn cổ vững chãi bên dòng suối Nậm Luông.
Ông Nguyễn Văn Quay cũng cho biết thêm: “Trong những năm gần đây, người dân Tày Nghĩa Đô gìn giữ những ngôi nhà sàn cổ như những báu vật của cả vùng. Đồng thời, coi đây là không gian văn hóa để địa phương phát triển du lịch làng bản, gắn với hành trình du lịch về cội nguồn”.
Theo Nguyễn Thế Lượng (Báo Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!
< Những ngôi nhà sàn cổ Nghĩa Đô quần tụ dưới chân núi Khau A.
Nghĩa Đô từ lâu được biết đến là một vùng đất cổ, nơi có những phong tục tập quán cổ truyền. Cuộc sống nơi đây hấp dẫn lòng người không chỉ ở khung cảnh thanh bình, yên ả mà còn bởi thung lũng này là nơi quần tụ của những ngôi nhà sàn cổ kính.
Đặt chân đến đầu xã Nghĩa Đô, đứng từ trên mỏm đất cao, phóng tầm mắt ra xa, bản làng hiện ra trước mắt chúng tôi tuyệt đẹp.
Dáng núi Khau A, Khau Rịa và Khau Choong sừng sững bao quanh Nghĩa Đô, những vệt nắng xuyên chiếu xuống dòng Nậm Luông đang chảy róc rách quanh những bản làng Tày. Một khung cảnh bình yên và thơ mộng đến lạ. Đó cũng chính là không gian cho sự xuất hiện của những ngôi nhà sàn cổ vững chãi từ bao đời nay ở Nghĩa Đô.
Nghệ nhân người Tày Ma Thanh Sợi ở bản Rịa hào hứng và tự hào giới thiệu với chúng tôi về mảnh đất và con người vùng Nghĩa Đô từ cổ xưa. Ông Sợi cho biết, trước đây Nghĩa Đô có tên là Mường Luông, nơi đây hoang vu bởi rừng rậm và thú dữ. Về sau, có một số người Tày từ Hà Giang phát đường tìm lối sang đây định cư sinh sống, rồi dần dần lập thành bản Tày. “Ngay từ thuở xưa đó, người Tày Nghĩa Đô đã có phong tục làm nhà sàn rồi”, ông Sợi cho biết.
Hiện nay, ở vùng đất Nghĩa Đô còn tới khoảng 50 ngôi nhà sàn cổ có niên đại trên 50 năm, nằm rải rác ở các bản Thâm Luông, Thâm Mạ, bản Đáp, bản Ràng, bản Rịa. Theo nghệ nhân Ma Thanh Sợi, phong tục dựng nhà sàn của người Tày chỉ có ở vùng này, không lẫn với bất cứ vùng nào. Do vậy, có thể nói những căn nhà sàn cổ hiện còn lại ở Nghĩa Đô đều ghi dấu những tập quán của đồng bào nơi đây. Sự độc đáo của phong tục in sâu vào từng nếp lá, từng họa tiết, từng chiếc cột và cách thiết kế căn nhà.
< Mái nhà sàn của một gia đình người Tày ở Nghĩa Đô.
Theo lời kể của các bậc cao niên trong các bản, những ngôi ngà sàn cổ đều được dựng bằng những loại gỗ quý từ những cây gỗ to trên rừng sâu.
Để chuần bị đủ các nguyên vật liệu như cột, ván, sàn, cọ... người dân phải vào tận rừng sâu, núi cao để kiếm tìm loại gỗ tốt lâu năm, thời gian lo nguyên liệu có thể vài ba tháng nhưng cũng khi tới cả vài năm. Ông Nguyễn Văn Sư, chủ nhân ngôi nhà sàn cổ trên 50 năm ở bản Thâm Luông cho biết ngôi nhà sàn của tổ tiên để lại xưa kia được làm từ gỗ của một cây gỗ lim duy nhất trên rừng sâu. Phải mất đến 5 tháng, gia đình ông mới chặt, mang gỗ về nhà được. Nhìn những cột nhà đã đen tịm màu thời gian chúng tôi cảm nhận được sự vững chãi bền lâu của ngôi nhà.
Người Tày Nghĩa Đô thường dựng nhà sàn ở sườn núi hoặc lưng đồi, ít khi dựng ở bãi đất thấp. Bởi theo quan niệm của họ, ở trên cao sẽ thoáng mát, phía trước sẽ nhìn được ra xa, tránh được lụt lội và lưng tựa vào núi vững chắc. Còn hướng nhà thường chọn nhìn ra suối. Bởi suối gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Chính vì vậy, những căn nhà sàn cổ ở Nghĩa Đô hiện nay có địa thế hết sức đẹp, vững chãi, sơn thủy hữu tình.
< Ngôi nhà sàn cổ ở bản Thâm Luông, Nghĩa Đô.
Nghệ thuật bài trí trong nhà sàn cũng mang nhiều nét đặc trưng riêng cho văn hóa Tày vùng Nghĩa Đô. Nhà sàn của người Tày Nghĩa Đô thường đặt 3 bếp. Trong đó, một bếp đặt ở gian chính giữa ngôi nhà, đây là bếp chính dùng để tiếp khách và là nơi giữ lửa cho tất cả các bếp khác cũng như sưởi ấm cho cả gia đình. Bếp thứ hai được đặt cạnh giường của người già với mục đích giữ ấm trong mùa đông; bếp cuối cùng dùng để chế biến thức ăn, bếp này thường được dựng ở một gian riêng.
Bên cạnh đó, người Tày cũng thờ ma bếp ở ngay góc bếp hoặc cắm ống nhang vào bức vách thẳng khuôn bếp nhưng về vách phía sau gọi là “sỏi lội”. “Có thời điểm, khách đến xem nhà sàn rồi hỏi mua, có người trả vài trăm triệu một căn nhà nhưng chúng tôi nhất quyết không bán vì nó như báu vật mà tổ tiên để lại”, ông Hoàng Văn Sứ - bản Đáp tâm sự.
Từ đời này truyền sang đời khác, ngôi nhà sàn gắn bó với bao thế hệ từ lúc được sinh ra, lớn lên cho đến khi từ biệt cuộc sống để về với tổ tiên. "Dù cuộc sống giờ đây đã khá hơn, nhân dân có điều kiện xây nhà mới, song nhiều gia đình ở các bản Tày Nghĩa Đô vẫn giữ lại những nếp nhà sàn như để giữ lại một nét đẹp văn hóa truyền cho thế hệ sau”, ông Nguyễn Văn Quay - chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô cho biết.
< Nhà sàn của đồng bào Tày Nghĩa Đô hiện nay vẫn giữ được cách thiết kế truyền thống.
Và đó cũng chính là lý do vì sao, ở Nghĩa Đô cho đến nay vẫn còn đó những căn nhà sàn cổ vững chãi bên dòng suối Nậm Luông.
Ông Nguyễn Văn Quay cũng cho biết thêm: “Trong những năm gần đây, người dân Tày Nghĩa Đô gìn giữ những ngôi nhà sàn cổ như những báu vật của cả vùng. Đồng thời, coi đây là không gian văn hóa để địa phương phát triển du lịch làng bản, gắn với hành trình du lịch về cội nguồn”.
Theo Nguyễn Thế Lượng (Báo Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!
Khám phá nhà vườn Đà Lạt
(PNO) - Là điểm cung cấp rau củ quả, hoa tươi nổi tiếng khắp cả nước, Đà Lạt có những nhà vườn rất rộng lớn, xinh đẹp. Viếng thăm phố núi, bạn có thể tự thiết kế một tour tham quan nhà vườn, trải nghiệm cảm giác choáng ngợp trước những ngọn đồi nối tiếp nhau phủ một màu xanh tươi mát hay trầm trồ kinh ngạc khi len lỏi vào những nhà lồng hoa rực rỡ sắc màu.
Không phải nhà vườn nào ở Đà Lạt cũng chuyên dành cho khách du lịch như vườn dâu gần Thung Lũng Tình Yêu, nhưng người Đà Lạt rất thân thiện, dễ mến... nên họ sẽ sẵn lòng để bạn vào tham quan, chụp ảnh nếu bạn muốn thăm nhà vườn.
Những nhà vườn rau quả, hoa trái nằm cách xa nhau và không tiện đường đi hết trong ngày nên bạn cần có kế hoạch tham quan hợp lý. Thuận tiện nhất nên đi vào buổi sáng, khi người dân đều ra vườn lặt nụ, phun thuốc hay tưới nước cho hoa. Bạn sẽ có thời gian trò chuyện và ghi lại những bức ảnh khoảnh khắc người dân làm việc trên vườn hoa.
Vườn dâu, rau quả
Khi nhắc đến tham quan nhà vườn ở Đà Lạt, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những luống dâu say trái đỏ au, căng mọng nép mình dưới tán lá. Bạn có thể vừa thử tài hái dâu, vừa thưởng thức dâu tươi tại vườn. Chủ vườn sẽ chỉ bạn cách ngắt từng trái dâu khỏi cuống mà không làm dâu bị dập hay nếu muốn mua về làm quà, họ sẵn sàng hái giúp bạn.
Để trải nghiệm cảm giác hái dâu và ngắm nhìn những trái dâu đỏ tươi còn đọng hơi sương, bạn nên đến vườn dâu vào lúc sớm, tầm 7-10 giờ. Vì thu hoạch dâu khi nắng lên cao, dâu sẽ nhanh héo, không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, chịu khó theo chân các chú, các anh thồ dâu về vựa, bạn sẽ thấy hình ảnh những bàn tay thoăn thoắt phân loại dâu, cho vào hộp giấy và đóng gói.
Những điểm tham quan vườn dâu được nhiều du khách ghé thăm đều tập trung tại đường Phù Đổng Thiên Vương (Phường 8, Đà Lạt), gần Khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu cuộc sống của người dân làm vườn và cùng họ thu hoạch dâu hay các loại rau quả khác thì hãy chạy xe máy vào những con dốc cao ngoằn ngèo khu Thánh Mẫu (Phường 7, Đà Lạt).
Xa hơn nữa, bạn có thể đi dọc theo đường đèo dẫn lên đỉnh Langbiang, hai bên đường có rất nhiều nhà dân trồng hoa hay rau quả. Bạn rẽ vào những con hẻm nhỏ, đường hơi dằn xốc khó đi nhưng chạy qua khỏi sẽ đến những nhà vườn rất đẹp. Khung cảnh bao la, bát ngát với những quả đồi liên tiếp nhau, trải dài một màu xanh của luống dâu, luống bắp cải, luống khoai tây sẽ làm bạn mãn nhãn tầm mắt.
Nhà lồng trồng hoa
Thành phố Đà Lạt có 3 làng hoa nổi tiếng là Hà Đông, Vạn Thành và Thái Phiên. Làng hoa Hà Đông cách trung tâm thành phố 2 km về phía tây. Do được hình thành từ trước những năm 75 bởi 35 hộ gia đình người Hà Nội nên làng hoa Hà Đông vẫn giữ nguyên kiến trúc vườn, ao, chuồng mang dáng dấp nông thôn miền Bắc và đặc biệt chất giọng thuần Hà Nội.
Còn làng hoa Vạn Thành được mệnh danh là vương quốc của hoa hồng từ hồng nhung, hồng cánh sen đến hồng ánh trăng… Cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, đường đến làng hoa Vạn Thành không khó, chỉ cần hỏi đường đến thác Cam Ly và chạy sâu vào khu dân cư, bạn sẽ lạc vào thế giới của muôn vạn loài hoa đẹp, khoe dáng trong nắng vàng nhè nhẹ.
Xa trung tâm thành phố nhất là làng hoa Thái Phiên, nằm ở cửa ngõ hướng Đông Bắc, nối liền Đà Lạt và phố biển Nha Trang. Nơi đây trồng phổ biến nhiều loại hoa du nhập từ các nước như: Hoàng anh, lay-ơn, cúc đỏ, cẩm tú cầu, ly ly, cẩm chướng…
Người làm vườn Đà Lạt thường trồng hoa trong những nhà lồng kính để tránh gió, mưa, sương và côn trùng. Mỗi nhà lồng trồng một loại hoa chuyên biệt nên để chiêm ngưỡng hết được các loại hoa thì bạn phải chịu khó đi đến từng nhà lồng. Đặc biệt, nếu đi vào buổi tối, đứng từ trên đỉnh đồi nhìn xuống những nhà lồng thắp đèn sưởi ấm cho hoa, bạn có cảm giác như hàng ngàn con đom đóm thắp sáng một vùng, xung quanh vẫn là không gian tĩnh mịch của đêm.
Các vườn hoa nhộn nhịp nhất vào những ngày giáp Tết, nông dân bận rộn hái hoa, gắn phễu, bó hoa và đóng thùng vận chuyển đi khắp nơi. Người dân nơi đây rất nhiệt tình và thân thiện, họ thường cho khách vào tham quan, chụp ảnh miễn phí. Nếu may mắn bạn còn được chủ vườn tặng hoa về làm quà.
Theo Minh Hiếu (Báo Phụ Nữ)
Du lịch, GO!
Không phải nhà vườn nào ở Đà Lạt cũng chuyên dành cho khách du lịch như vườn dâu gần Thung Lũng Tình Yêu, nhưng người Đà Lạt rất thân thiện, dễ mến... nên họ sẽ sẵn lòng để bạn vào tham quan, chụp ảnh nếu bạn muốn thăm nhà vườn.
Những nhà vườn rau quả, hoa trái nằm cách xa nhau và không tiện đường đi hết trong ngày nên bạn cần có kế hoạch tham quan hợp lý. Thuận tiện nhất nên đi vào buổi sáng, khi người dân đều ra vườn lặt nụ, phun thuốc hay tưới nước cho hoa. Bạn sẽ có thời gian trò chuyện và ghi lại những bức ảnh khoảnh khắc người dân làm việc trên vườn hoa.
Vườn dâu, rau quả
Khi nhắc đến tham quan nhà vườn ở Đà Lạt, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những luống dâu say trái đỏ au, căng mọng nép mình dưới tán lá. Bạn có thể vừa thử tài hái dâu, vừa thưởng thức dâu tươi tại vườn. Chủ vườn sẽ chỉ bạn cách ngắt từng trái dâu khỏi cuống mà không làm dâu bị dập hay nếu muốn mua về làm quà, họ sẵn sàng hái giúp bạn.
Để trải nghiệm cảm giác hái dâu và ngắm nhìn những trái dâu đỏ tươi còn đọng hơi sương, bạn nên đến vườn dâu vào lúc sớm, tầm 7-10 giờ. Vì thu hoạch dâu khi nắng lên cao, dâu sẽ nhanh héo, không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, chịu khó theo chân các chú, các anh thồ dâu về vựa, bạn sẽ thấy hình ảnh những bàn tay thoăn thoắt phân loại dâu, cho vào hộp giấy và đóng gói.
Những điểm tham quan vườn dâu được nhiều du khách ghé thăm đều tập trung tại đường Phù Đổng Thiên Vương (Phường 8, Đà Lạt), gần Khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu cuộc sống của người dân làm vườn và cùng họ thu hoạch dâu hay các loại rau quả khác thì hãy chạy xe máy vào những con dốc cao ngoằn ngèo khu Thánh Mẫu (Phường 7, Đà Lạt).
Xa hơn nữa, bạn có thể đi dọc theo đường đèo dẫn lên đỉnh Langbiang, hai bên đường có rất nhiều nhà dân trồng hoa hay rau quả. Bạn rẽ vào những con hẻm nhỏ, đường hơi dằn xốc khó đi nhưng chạy qua khỏi sẽ đến những nhà vườn rất đẹp. Khung cảnh bao la, bát ngát với những quả đồi liên tiếp nhau, trải dài một màu xanh của luống dâu, luống bắp cải, luống khoai tây sẽ làm bạn mãn nhãn tầm mắt.
Nhà lồng trồng hoa
Thành phố Đà Lạt có 3 làng hoa nổi tiếng là Hà Đông, Vạn Thành và Thái Phiên. Làng hoa Hà Đông cách trung tâm thành phố 2 km về phía tây. Do được hình thành từ trước những năm 75 bởi 35 hộ gia đình người Hà Nội nên làng hoa Hà Đông vẫn giữ nguyên kiến trúc vườn, ao, chuồng mang dáng dấp nông thôn miền Bắc và đặc biệt chất giọng thuần Hà Nội.
Còn làng hoa Vạn Thành được mệnh danh là vương quốc của hoa hồng từ hồng nhung, hồng cánh sen đến hồng ánh trăng… Cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, đường đến làng hoa Vạn Thành không khó, chỉ cần hỏi đường đến thác Cam Ly và chạy sâu vào khu dân cư, bạn sẽ lạc vào thế giới của muôn vạn loài hoa đẹp, khoe dáng trong nắng vàng nhè nhẹ.
Xa trung tâm thành phố nhất là làng hoa Thái Phiên, nằm ở cửa ngõ hướng Đông Bắc, nối liền Đà Lạt và phố biển Nha Trang. Nơi đây trồng phổ biến nhiều loại hoa du nhập từ các nước như: Hoàng anh, lay-ơn, cúc đỏ, cẩm tú cầu, ly ly, cẩm chướng…
Người làm vườn Đà Lạt thường trồng hoa trong những nhà lồng kính để tránh gió, mưa, sương và côn trùng. Mỗi nhà lồng trồng một loại hoa chuyên biệt nên để chiêm ngưỡng hết được các loại hoa thì bạn phải chịu khó đi đến từng nhà lồng. Đặc biệt, nếu đi vào buổi tối, đứng từ trên đỉnh đồi nhìn xuống những nhà lồng thắp đèn sưởi ấm cho hoa, bạn có cảm giác như hàng ngàn con đom đóm thắp sáng một vùng, xung quanh vẫn là không gian tĩnh mịch của đêm.
Các vườn hoa nhộn nhịp nhất vào những ngày giáp Tết, nông dân bận rộn hái hoa, gắn phễu, bó hoa và đóng thùng vận chuyển đi khắp nơi. Người dân nơi đây rất nhiệt tình và thân thiện, họ thường cho khách vào tham quan, chụp ảnh miễn phí. Nếu may mắn bạn còn được chủ vườn tặng hoa về làm quà.
Theo Minh Hiếu (Báo Phụ Nữ)
Du lịch, GO!
Cá lóc nướng trui Nam bộ
(BVL) - Cũng là cá lóc nướng trui nhưng mỗi vùng lại mang một phong vị khác nhau bởi sự khéo léo của người nội trợ và sự đa dạng của các loại rau ăn kèm. Đã từng một lần đến Đồng Tháp thì khó mà quên được vị chan chát, nhân nhẩn của lá sen non ăn cùng với miếng cá lóc nướng chấm vào nước mắm me.
“Lão Năm” là cách gọi trìu mến của người dân nơi đây khi nói về ông Năm Lô. Một ông lão già, dáng người nhỏ nhắn, gương mặt đầy dấu vết thời gian. “Tao vừa câu được con cá lóc to lắm, để tao nướng cho tụi bây cuốn lá sen non chấm nước mắm me, lai rai vài ly với tao cho vui”. Buổi chiều tĩnh lặng, ngồi ở cái chòi lá giữa đồng bát ngát hương sen, lồng lộng gió nhâm nhi ly rượu, ngân nga vài câu vọng cổ và thưởng thức món cá lóc nướng trui cuốn lá sen non mà ông Năm thết đãi thì “bá cháy”.
Ông kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống của con người ở cái xứ Đồng Tháp “đất mặn phèn chua” từ những ngày hoang sơ cho đến hôm nay. Đúng như câu “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn” mà ông thường nói, Đồng Tháp hôm nay là nơi “đất lành chim đậu”, cuộc sống người dân hết sức sung túc. Nhờ cuộc nói chuyện trên mà tôi biết được cá lóc nướng trui là món ăn gắn liền với công cuộc khai hoang lập ấp của ông cha ta.
Thuở xưa, Nam Bộ là một vùng rừng rậm hoang vu, nhiều thú dữ và tứ bề hiu quạnh “chèo ghe sợ sấu cắn chưn, xuống sông sợ đỉa lên rừng sợ ma”. Bên cạnh nét hoang vu thì thiên nhiên cũng có phần ưu đãi cho những con người đi tìm vùng đất mới. Sản vật phong phú, cá tôm đầy ắp nên cuộc sống của đoàn người khai hoang mở đất có phần thuận lợi.
Cá tôm bắt được nhiều lắm, song giữa đồng vắng thiếu gia vị, dụng cụ chế biến nên người ta nghĩ ra cách chế biến cá thật đơn giản cũng như bảo quản cá để ăn dần. Và lấy rơm ra nướng chín cá là một trong những phương án trên. Song nướng cá cũng cần có kỹ thuật: Ém một phần rơm xuống phần đầu cá và bụng, vì đây là những phần lâu chín, sau đó phủ rơm lên toàn bộ và châm lửa đốt. Người nướng phải ước chừng được lượng rơm vừa đủ để cá chín tới, chín đều.
Nhiều rơm quá thì cá cháy khét hoặc thịt không ngọt, thiếu rơm thì thịt cá nhão, có vị tanh. Nếu là những con cá to, tầm 1kg trở lên thì phải đổ nước từ miệng vào dạ dày cá trước khi nướng, như vậy khi nướng cá, nước trong bụng cá cũng sôi, làm chín phần ruột cá ở bên trong.
Với người sành ăn, thưởng thức món cá lóc nướng thì bộ đồ lòng cá là “ngon nhứt xứ”. Sau khi cá chín, dùng một bó rơm khô phủi sạch phần vảy cháy khét bên ngoài để lộ ra phần da chín vàng, thịt cá trắng nõn thơm lừng chấm cùng với muối ớt, nhâm nhi vài ly rượu và trò chuyện với bạn bè thì “đến thượng đế cũng phải thèm”.
Từ đó, cá lóc nướng trui trở thành món ăn để tỏ lòng hiếu khách của người dân Tây Nam Bộ “Đập con cá lóc nướng trui/ Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”. Ngày nay, khi cuộc sống có phần sung túc hơn, cách chế biến và thưởng thức cá lóc nướng trui cũng có phần đổi khác. Cá nướng chín được xẻ ở phần sống lưng rắc lên ít đậu phộng, thêm chút mỡ hành rồi cuốn cùng bún, các loại rau sống chấm nước mắm me.
Cũng là cá lóc nướng trui nhưng mỗi vùng lại mang một phong vị khác nhau bởi sự khéo léo của người nội trợ và sự đa dạng của các loại rau ăn kèm. Đã từng một lần đến Đồng Tháp thì khó mà quên được vị chan chát, nhân nhẩn của lá sen non ăn cùng với miếng cá lóc nướng chấm vào nước mắm me. Lá sen được chọn để cuốn cá lóc phải là những lá non vừa nhô lên mặt nước, hai mép lá cuốn tròn vào giữa tươi roi rói. Nước mắm me ngon phải sền sệt có vị thanh của me sống, vị cay của ớt, vị ngọt của đường và thơm nồng của tỏi.
Thế đó, cá lóc nướng trui không chỉ là món ăn đơn thuần mà trong đó còn có cả cái hồn của đất, cái tình của con người Nam Bộ.
Theo Ngọc Liễu (Báo Vĩnh Long)
Du lịch, GO!
“Lão Năm” là cách gọi trìu mến của người dân nơi đây khi nói về ông Năm Lô. Một ông lão già, dáng người nhỏ nhắn, gương mặt đầy dấu vết thời gian. “Tao vừa câu được con cá lóc to lắm, để tao nướng cho tụi bây cuốn lá sen non chấm nước mắm me, lai rai vài ly với tao cho vui”. Buổi chiều tĩnh lặng, ngồi ở cái chòi lá giữa đồng bát ngát hương sen, lồng lộng gió nhâm nhi ly rượu, ngân nga vài câu vọng cổ và thưởng thức món cá lóc nướng trui cuốn lá sen non mà ông Năm thết đãi thì “bá cháy”.
Ông kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống của con người ở cái xứ Đồng Tháp “đất mặn phèn chua” từ những ngày hoang sơ cho đến hôm nay. Đúng như câu “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn” mà ông thường nói, Đồng Tháp hôm nay là nơi “đất lành chim đậu”, cuộc sống người dân hết sức sung túc. Nhờ cuộc nói chuyện trên mà tôi biết được cá lóc nướng trui là món ăn gắn liền với công cuộc khai hoang lập ấp của ông cha ta.
Thuở xưa, Nam Bộ là một vùng rừng rậm hoang vu, nhiều thú dữ và tứ bề hiu quạnh “chèo ghe sợ sấu cắn chưn, xuống sông sợ đỉa lên rừng sợ ma”. Bên cạnh nét hoang vu thì thiên nhiên cũng có phần ưu đãi cho những con người đi tìm vùng đất mới. Sản vật phong phú, cá tôm đầy ắp nên cuộc sống của đoàn người khai hoang mở đất có phần thuận lợi.
Cá tôm bắt được nhiều lắm, song giữa đồng vắng thiếu gia vị, dụng cụ chế biến nên người ta nghĩ ra cách chế biến cá thật đơn giản cũng như bảo quản cá để ăn dần. Và lấy rơm ra nướng chín cá là một trong những phương án trên. Song nướng cá cũng cần có kỹ thuật: Ém một phần rơm xuống phần đầu cá và bụng, vì đây là những phần lâu chín, sau đó phủ rơm lên toàn bộ và châm lửa đốt. Người nướng phải ước chừng được lượng rơm vừa đủ để cá chín tới, chín đều.
Nhiều rơm quá thì cá cháy khét hoặc thịt không ngọt, thiếu rơm thì thịt cá nhão, có vị tanh. Nếu là những con cá to, tầm 1kg trở lên thì phải đổ nước từ miệng vào dạ dày cá trước khi nướng, như vậy khi nướng cá, nước trong bụng cá cũng sôi, làm chín phần ruột cá ở bên trong.
Với người sành ăn, thưởng thức món cá lóc nướng thì bộ đồ lòng cá là “ngon nhứt xứ”. Sau khi cá chín, dùng một bó rơm khô phủi sạch phần vảy cháy khét bên ngoài để lộ ra phần da chín vàng, thịt cá trắng nõn thơm lừng chấm cùng với muối ớt, nhâm nhi vài ly rượu và trò chuyện với bạn bè thì “đến thượng đế cũng phải thèm”.
Từ đó, cá lóc nướng trui trở thành món ăn để tỏ lòng hiếu khách của người dân Tây Nam Bộ “Đập con cá lóc nướng trui/ Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”. Ngày nay, khi cuộc sống có phần sung túc hơn, cách chế biến và thưởng thức cá lóc nướng trui cũng có phần đổi khác. Cá nướng chín được xẻ ở phần sống lưng rắc lên ít đậu phộng, thêm chút mỡ hành rồi cuốn cùng bún, các loại rau sống chấm nước mắm me.
Cũng là cá lóc nướng trui nhưng mỗi vùng lại mang một phong vị khác nhau bởi sự khéo léo của người nội trợ và sự đa dạng của các loại rau ăn kèm. Đã từng một lần đến Đồng Tháp thì khó mà quên được vị chan chát, nhân nhẩn của lá sen non ăn cùng với miếng cá lóc nướng chấm vào nước mắm me. Lá sen được chọn để cuốn cá lóc phải là những lá non vừa nhô lên mặt nước, hai mép lá cuốn tròn vào giữa tươi roi rói. Nước mắm me ngon phải sền sệt có vị thanh của me sống, vị cay của ớt, vị ngọt của đường và thơm nồng của tỏi.
Thế đó, cá lóc nướng trui không chỉ là món ăn đơn thuần mà trong đó còn có cả cái hồn của đất, cái tình của con người Nam Bộ.
Theo Ngọc Liễu (Báo Vĩnh Long)
Du lịch, GO!
Subscribe to:
Posts (Atom)